Điện tâm đồ là một phương pháp y khoa, dùng máy điện tim để theo dõi tốc độ và nhịp đập của tim giúp bác sỹ chuẩn đoán được sức khỏe tim mạch và phòng chống kịp thời các biến chứng bệnh tim bất ngờ.
Máy điện tim là gì?
Máy điện tim là một loại máy đo điện tâm đồ dùng để đo ghi các đồ thị thay đổi của dòng điện trong tim. Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Tuy những dòng điện này rất nhỏ (khoảng 1/1000 volt), nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy điện tim sẽ ghi dòng điện được khuếch đại lên trên điện tâm đồ. Máy điện tim thường được dùng theo dõi tại các bệnh viện phòng khám để phát hiện những rối loạn bất thường của tim mạch bao gồm: rối loạn nhịp tim, suy tim, van tim, nhồi máu cơ tim…
Máy điện tim giúp theo dõi sức khỏe tim mạch
Máy điện tim có tốt không?
Máy điện tim là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng trong y tế giúp theo dõi tình trạng của bệnh nhân hay chẩn đoán một số bệnh lý về tim như thiếu máu tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… nhờ quan sát điện tâm đồ.
- Ưu điểm: Ngoài khả năng chẩn đoán các bệnh về tim hay dị tật bẩm sinh về tim thì qua các cường độ và độ dài của các tín hiệu điện, bác sĩ còn theo dõi được lượng máu đến nuôi cơ tim, lực bơm máu của tim hay nhịp tim…
- Nhược điểm: Tuy có nhiều ưu điểm trong việc chẩn đoán và theo dõi sức khỏe của bệnh nhân nhưng các loại máy điện tim hầu hết đều có nhược điểm là giá thành khá cao. Một số loại máy cần mua thêm thiết bị để kết nối với PC và có dung lượng bộ nhớ kém.
Xem thêm: Top 7 máy đo đường huyết, thử tiểu đường chính hãng tốt nhất
Các loại máy điện tim phổ biến nhất hiện nay
Có nhiều loại máy điện tim, hiện nay dựa vào số kênh và nguồn cung cấp mà chúng ta có thể phân loại máy đo điện tim.
Dựa theo số kênh
Đây là cách phân loại phổ biến nhất với các loại máy điện tim tại Việt Nam, có 3 loại máy điện tim quen thuộc dựa theo cách phân loại số kênh là:
- Máy điện tim 3 kênh
- Máy điện tim 6 kênh
- Máy điện tim 12 kênh
Cách phân loại này dựa theo số kênh ghi đồng thời (lần lượt ghi từng đạo trình) trong đó máy điện tim 1 kênh có khối lượng nhỏ có thể xách tay di chuyển được là loại đơn giản nhất. Còn lại là 3 loại (3,6,12 kênh) thường được đặt cố định và sử dụng trong các bệnh viện lớn.
Máy điện tim 6 kênh
Dựa theo nguồn cấp
Ngoài phân loại máy điện tim theo số kênh thì còn phân loại dựa theo tính chất nguồn cung cấp là loại nguồn một chiều và nguồn xoay chiều. Tính chất nguồn cung cấp ảnh hưởng đến độ phức tạp, chức năng cũng như kích thước của các loại máy điện tim.
Thiết bị theo dõi điện tim và huyết áp
Dựa theo các đặc điểm khác
Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các máy điện tim hiện nay có nhiều công dụng khác nhau, ngoài việc dựa theo nguồn cung cấp hay số kênh thì còn có thể dựa trên phương pháp ghi điện tim. Cho nên có thể phân loại máy điện tim theo loại linh kiện sử dụng trong máy điện tim hoặc phân loại theo loại tín hiệu xử lý trong máy điện tim.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đo nhiệt kế điện tử đúng cách tại nhà
So sánh các máy đo điện tim 3 kênh, 6 kênh, 12 kênh
Mặc dù số lượng kênh của máy điện tim là khác nhau nhưng cấu hình và số điện cực ngực điện tim giống nhau đều gồm 4 điện cực chi và khoảng 5 - 6 điện cực ngực. Sự khác nhau của các loại máy điện tim phân loại theo kênh này không ảnh hưởng đến kết quả đọc điện tâm đồ. Số kênh càng nhiều sẽ càng dễ phát hiện các điện từ khác bên cạnh điện từ trường do tim đập.
Máy điện tâm đồ 3 kênh
Đây là loại máy máy điện tâm đồ có 3 dạng sóng cùng một lúc trên kênh. Trong máy điện tâm đồ 3 kênh, bộ xử lý sẽ chọn các tín hiệu ECG để khuếch đại, lọc và gửi đến bộ ghép 3 kênh. Sau đó, các tính hiệu này được lưu trữ và gửi đến bộ chuyển đổi kỹ thuật số để tái tạo dưới dạng biểu đồ hoặc video tương tự.
Máy điện tim 3 kênh in 12 dạng sóng thành 4 phần, được gọi là định dạng 3x4. Máy ECG 3 kênh in 3 dạng sóng cùng lúc trên giấy biểu đồ Dạng sóng phần 1 (I, II, II)
- 3 Dạng sóng trong phần thứ 2 ( aVR , aVL , aVF )
- 3 Dạng sóng trong phần thứ 3 ( V1, V2, V3 )
- 3 Dạng sóng trong phần thứ 4 ( V4, V5, V6 )
Hình ảnh các dạng sóng của máy điện tim 3 kênh
Báo cáo ECG 3 kênh chính thường được in trên giấy ECG 60/80 mm hoặc 100 mm (tùy thuộc vào kích thước máy in có sẵn).
Máy ECG 6/12 kênh
Tương tự như máy điện tim 3 kênh, ở đầu 6 kênh, 12 kênh cũng có bộ ghép kênh 6 kênh và 12 kênh trong máy. Trong Máy ECG 6 kênh, 6 dạng sóng được in đồng thời.
Máy ECG 6 kênh in 6 dạng sóng trong một lần nên chiều rộng giấy lớn hơn so với máy điện tim 3 kênh. Vì vậy, định dạng in của máy này sẽ là 6x2. Báo cáo độ dài của điện tâm đồ 6 kênh tương đối ít do chiều rộng của trang lớn.
Máy ECG 12 kênh có thể in đồng thời 12 dạng sóng. Trong máy điện tim này, tất cả 12 kênh của điện tâm đồ được in trong một khe. Do đó, định dạng của máy được gọi là định dạng 1x12. Điện tâm đồ 12 kênh cũng có thể in ở định dạng 6x2 và 3x4. Vì vậy, máy này còn được gọi là máy ECG đa kênh. Hầu hết Máy ECG 12 kênh in báo cáo ECG trên giấy khổ A4.
Báo cáo của máy điện tâm đồ 12 kênh
Khi nào nên sử dụng máy đo điện tim
Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng máy đo điện tim khi nghi ngờ bệnh nhân có các triệu chứng bệnh lý về tim như: đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, bất thường và không đều… Qua hình ảnh của điện tâm đồ, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý cụ thể; để chẩn đoán được chuẩn xác, bác sĩ có thể đề nghị đo điện tim nhiều lần. Thêm vào đó, các bác sĩ cũng đề nghị sử dụng máy đo điện tim trước khi phẫu thuật hoặc để theo dõi tình trạng bệnh nhân và hỗ trợ lên kế hoạch điều trị.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy điện tim
Những lưu ý cân biết khi sử dụng máy đo điện tim
Lưu ý khi sử dụng điện cực tim
Các điện cực của máy điện tim khi thường tiếp xúc gel thì lâu ngày miếng dán thường dễ bị oxy hóa. Do đó, khi sử dụng xong cần được vệ sinh sạch bằng khăn mềm hoặc bông có tẩm cồn tránh việc làm nhiễu cũng như làm hỏng điện cực.
Lưu ý với bệnh nhân
Khi sử dụng máy đo điện tim, bác sĩ cũng cần nhắc nhở bệnh nhân tháo bỏ trang sức hay vật dụng điện tử (điện thoại), vật dụng làm bằng kim loại (ví, thắt lưng) trên người để tránh làm nhiễu sóng điện tim.
Lưu ý về cách đặt máy điện tim
Vì máy điện tim là thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh có nhiều từ trường, kim loại gây nhiễu sóng. Do đó thiết bị này nên được nối đất trước khi thực hiện đo cho bệnh nhân hay tránh sử dụng gần các thiết bị y tế, thiết bị điện tử khác. Để tránh gây nhiễu sóng và đảm bảo độ chính xác cao cho kết quả.
Các tính năng nổi bật của máy điện tim Hoa Đà
- Màn hình LCD có độ phân giải cao, hiển thị hình sóng điện tim thời gian thực.
- Máy điện tim có thiết kế bền chắc và trọng lượng nhỏ gọn.
- Máy in nhiệt có độ phân giải cao .
- Đo và phân tích điện tim tự động.
- Máy hoạt động bằng nguồn điện AC qua adapter hoặc Pin với thời gian khoảng 3 giờ.
- Thông số điện tim có thể được lưu trữ tự động trong bộ nhớ trong trong suốt quá trình đo, nhờ vậy kỹ thuật viên có thể đọc và in ra bất cứ lúc nào.
Máy điện tim Hoa Đà là dòng máy kỹ thuật cao được thiết kế với các tính năng vượt trội bằng công nghệ tiên tiến. Máy điện tim cung cấp cho bác sỹ kết quả điện tâm đồ đáng tin cậy cũng như giúp nâng cao khả năng chẩn đoán cho bệnh nhân. Chương trình phân tích của máy điện tim sẽ giúp nâng cao khả năng phát hiện chứng nhồi máu cơ tim và loạn nhịp ngoại tâm thu thất. Bên cạnh đó, sự so sánh điện tâm đồ hiện tại và điện tâm đồ trong quá khứ còn giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi sự thay đổi điện tim theo thời gian.
Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng, công ty Hoa Đà luôn cung cấp các sản phẩm máy điện tim có chất lượng kỹ thuật cao nhất. Hãy lựa chọn công ty Hoa Đà để nhận được các thiết bị y tế có giá cả hợp lý, chất lượng tốt và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất!
Sản phẩm: Máy đo huyết áp - Máy xông mũi - Máy đo đường huyết