Hướng dẫn cách đo nhiệt kế điện tử đúng cách tại nhà
Đo nhiệt độ là một trong những thao tác đơn giản giúp bố mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của con một cách nhanh chóng và chính xác tại nhà. Có vẻ đây là một việc đơn giản thế nhưng, bố mẹ đã biết cách đo nhiệt kế điện tử thế nào là đúng cách chưa? Đo ở vị trí nào và nhiệt độ cơ thể bé ra sao sẽ là bình thường? Cùng tìm hiểu xem nhé!!
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là bao nhiêu?
Cơ thể khỏe mạnh của một người trưởng thành có nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng 36 - 36.5 độ C. Các bé nhỏ và trẻ sơ sinh lại có thân nhiệt cao hơn so với người lớn, ở mức bình thường nhiệt độ của bé dao động trong khoảng từ 36.5 - 37 độ C.
Nhiệt kế giúp phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe của trẻ
Nếu khi theo dõi nhiệt độ của con bằng nhiệt kế mà phát hiện có sự bất thường trong thân nhiệt, đó có thể là:
-
- Nhiệt độ cao hơn 37 - 37.5 độ: bé có thể đang sốt nhẹ.
-
- Nhiệt độ cao hơn 37.5 - 38 độ: bé đang bị sốt cao, cần uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước.
-
- Nhiệt độ cao hơn 38 - 39.5: bé đang sốt cực kỳ cao, đây là tình trạng nguy hiểm khẩn cấp cần đưa bé phòng khám, bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Đo nhiệt độ ở vị trí nào chính xác nhất trên cơ thể của các bé
Không phải độ tuổi nào cũng đều có thể đo cặp nhiệt độ ở những vị trí giống nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của từng bé mà sẽ có những vị trí đo nhiệt độ thích hợp. Các bố mẹ cần lưu ý để có thể đo nhiệt độ chính xác và theo dõi sức khỏe của con:
-
- Đối với trẻ sơ sinh: thông thường sẽ được áp dụng cách đo nhiệt độ ở hậu môn. Đây là cách đo nhiệt độ chính xác nhất của trẻ ở giai đoạn này.
-
- Đối với các bé ngoài 5 tuần tuổi: bố mẹ đã có thể đo thân nhiệt cho con ở vùng nách.
-
- Đối với các bé trên 1 tuổi: có thể đo nhiệt độ ở nhiều vùng khác nhau như nách, trán hay tai.
-
- Các bé từ 4 - 5 tuổi trở lên: đã có thể áp dụng đo nhiệt độ ở nhiều vị trí như nách, tai, trán và đặc biệt là đo được nhiệt độ ở vùng miệng vì các bé đã có đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế không bị rơi hoặc tuột vào miệng.
Ở từng độ tuổi sẽ có vị trí đo nhiệt độ thích hợp khác nhau
Thêm một vấn đề cần lưu ý khi đo nhiệt độ cho trẻ chính là: “có phải nhiệt độ đo ở vị trí nào trên cơ thể cũng đều có ý nghĩa giống nhau?”. Câu trả lời là không, nhiệt độ đo được ở mỗi vị trí sẽ cho ra kết quả chênh lệch nhau từ 0.5 - 1 độ C. Nhiều vị trí trên cơ thể sẽ cho ra kết quả thân nhiệt cao hơn, nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường. Khoảng nhiệt bình thường khi đo tại các vị trí khác nhau trên cơ thể bé (nghĩa là ở nhiệt độ này, cơ thể bé bình thường và không bị sốt) như sau:
-
- Hậu môn: 36.6 - 38oC
-
- Nách: 34.7 - 37.3oC
-
- Tai: 35.8 - 38oC
-
- Miệng: 35.5 - 37.5oC
-
- Trán: 35.4 - 37.4oC
Phân biệt các loại nhiệt kế
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân là loại cặp nhiệt kế thông dụng nhất bởi có thể sử dụng cho mọi đối tượng và đo được nhiệt độ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như miệng, nách hay hậu môn. Ưu điểm của loại nhiệt kế này chính là cho ra kết quả đo thân nhiệt cực kỳ chính xác. Tuy nhiên khi sử dụng loại nhiệt kế này cần hết sức cẩn thận để tránh làm rơi vỡ, chất thủy ngân trong cặp nhiệt kế cũng rất độc hại nếu dây vào mắt hay miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhiệt kế thủy ngân là loại ra đời sớm nhất và được sử dụng phổ biến
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử là các loại thiết bị đo nhiệt độ dựa trên cảm ứng nhiệt tại vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy vào vị trí trên cơ thể có thể chọn cách đo nhiệt kế điện tử khác nhau cho miệng, tai, nách hay hậu môn. Loại nhiệt kế này có cách sử dụng tương tự như nhiệt kế thủy ngân, tuy nhiên đầu chip cảm ứng điện từ không chứa chì lại rất đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé khi sử dụng. Mặc dù ra đời sau loại nhiệt kế thủy ngân nhưng cách đo nhiệt kế điện tử hiện nay đang được rất nhiều phụ huynh sử dụng để theo dõi thân nhiệt, sức khỏe cho trẻ.
Nhiệt kế điện tử với màn hình hiển thị chỉ số nhiệt độ hiện đại
Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại được đánh giá là loại nhiệt kế cho ra kết quả đo nhanh nhất, chỉ mất từ 2 - 3 giây. Đây cũng là một loại nhiệt kế điện tử nhưng khác biệt là ứng dụng tia hồng ngoại để đo tần số của các mạch trên cơ thể. Được thiết để đo nhiệt độ chủ yếu ở vùng trán và tai, rất thích hợp sử dụng cho các bé nhỏ trên 6 tháng tuổi bởi có thể đo mà không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, không gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi kết quả đo nhiệt độ có thể ảnh hưởng bởi ráy tai.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Tác dụng của đèn hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại cho ra kết quả đo nhiệt độ nhanh nhất trong các loại
Cách đo nhiệt kế điện tử an toàn cho trẻ ở từng vị trí
Cách đo nhiệt kế điện tử ở vị trí nách
Nách được xem là một trong những vị trí đo thân nhiệt cho độ chính xác cao và được áp dụng phổ biến khi đo nhiệt độ ở trẻ. Các bố mẹ có thể tìm hiểu cách đo nhiệt kế điện tử ở vùng nách của trẻ như sau:
-
- Bấm nút khởi động nhiệt kế điện tử.
-
- Đặt nhiệt kế vào khu vực hõm nách của bé.
-
- Kẹp chặt tay vào phần thân và giữ nhiệt kế cho đến khi nghe thấy tín hiệu “bíp bíp bíp”.
-
- Lúc này, trên màn hình của nhiệt kế điện tử sẽ hiển thị kết quả nhiệt độ đo được. Ghi chép kết quả đo thân nhiệt hằng ngày để phát hiện tình trạng bất thường ở trẻ kịp thời.
-
- Sau khi sử dụng, cần làm sạch nhiệt kế với xà phòng và nước ấm, lau khô và bảo quản nơi khô ráo để sử dụng cho lần tiếp theo.
Đây là cách đo nhiệt kế điện tử đúng chuẩn được thực hiện khá dễ dàng và cho độ chính xác cao mà bố mẹ nên sử dụng cho bé nhà mình.
Cách đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng
Đo nhiệt độ ở miệng cũng là một trong những cách để giúp xác định thân nhiệt của các bé nhỏ. Tuy nhiên trước khi tiến hành đo nhiệt độ ở miệng cần lưu ý những điều sau:
-
- Cách đo nhiệt kế điện tử ở miệng bắt đầu bằng việc vệ sinh sạch sẽ đầu nhiệt kế với xà phòng và nước lạnh, phơi khô hoặc lau khô nước trước khi sử dụng.
-
- Cách đo nhiệt độ ở miệng chỉ nên áp dụng cho bé từ 4 - 5 tuổi.
-
- Tránh đo nhiệt độ ở vùng miệng ngay sau khi con vừa ăn uống trong vòng 30 phút.
Cách đo nhiệt kế điện tử ở miệng thích hợp cho các bé từ 4 - 5 tuổi
Cách đo nhiệt kế điện tử ở vùng miệng của bé được thực hiện như sau: Bấm nút mở máy và đặt đầu nhiệt kế vào vị trí cuống lưỡi (bên dưới phần lưỡi) của trẻ. Bé cầm ngậm kín môi liên tục, đợi đến khi có tín hiệu “bíp bíp bíp” và kết quả hiển thị trên màn hình nhiệt kế là hoàn thành. Nhiệt kế sau đó cũng cần làm sạch với xà phòng, nước ấm và lau khô bảo quản cho lần dùng sau.
Đo nhiệt độ cho trẻ ở hậu môn
Có một thực tế là nách hay miệng không phải là vị trí cho ra kết quả nhiệt độ chính xác nhất mà hậu môn (hay còn gọi là trực tràng) mới là khu vực đo thân nhiệt đạt chuẩn. Cách đo nhiệt kế điện tử ở vùng hậu môn đặc biệt thích hợp để theo dõi nhiệt độ cơ thể các bé sơ sinh. Các bước tiến hành đo như sau:
-
- Chuẩn bị đầu đo nhiệt kế bằng cách vệ sinh sạch sẽ với xà phòng và nước ấm. Xả lại một lần qua nước lạnh và lau khô kỹ càng trước khi sử dụng.
-
- Bôi lên đầu đo nhiệt kế một lớp bôi trơn hoặc vaseline để dễ đưa vào hơn.
-
- Đặt bé nằm sấp hoặc ngửa thật thoải mái.
-
- Bật nút nguồn và từ từ đưa đầu đo nhiệt kế vào hậu môn của bé. Một tay giữ chặt mông để bé không cựa người, tay kia giữ chặt nhiệt kế.
-
- Đợi đến khi có tiếng kêu “bíp bíp bíp” thì nhẹ nhàng rút nhiệt kế ra khỏi hậu môn. Chỉ số đo thân nhiệt hiển thị rõ ràng trên màn hình.
-
- Tương tự với nhiều cách đo nhiệt kế điện tử khác, cần làm sạch nhiệt kế và bảo quản cho lần sử dụng sau.
Cách đo nhiệt kế điện tử cho trẻ ở tai
Cách đo nhiệt kế điện tử cho khu vực tai cũng khá phổ biến và thường sử dụng nhiệt kế hồng ngoại thay vì loại nhiệt kế thủy ngân thông thường. Cách đo được tiến hành đơn giản như sau: Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng. Kéo phần vành tai ra ngoài một chút và đưa phần đầu nhiệt kế vào bên trong lỗ tai sau đó bấm nút nguồn máy đo. Giữ trong khoảng 3 - 4 giây là đã có kết quả.
Cách đo nhiệt độ ở tai bằng nhiệt kế hồng ngoại diễn ra nhanh mà không gây khó chịu cho trẻ
Cách đo này cần lưu ý một vài điểm như sau:
-
- Cách đo nhiệt kế điện tử ở tai không áp dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi bởi kết quả sẽ bị ảnh hưởng bởi ráy tai.
-
- Cần vệ sinh ráy tai trước khi tiến hành đo.
-
- Không đo thân nhiệt ngay khi bé vừa tắm xong hay mới đi ngoài trời về mà cần đợi khoảng 15 - 20 phút để tiến hành đo.
Những trường hợp đo sai thì phải làm thế nào?
Lý do cần tìm hiểu kỹ cách đo nhiệt kế điện tử trước khi sử dụng là bởi trong thực tế, có rất nhiều trường hợp mắc sai lầm khi đo dẫn đến kết quả sai lệch. Những sai lầm phổ biến nhất khi dùng nhiệt kế như:
-
- Đo thân nhiệt cho bé ngay sau khi vận động, vui chơi, tắm hoặc ăn uống. Cần phải đợi ít nhất 30 phút để cơ thể ở trạng thái bình ổn nhất và tiến hành đo thì mới cho ra kết quả chuẩn xác.
-
- Bảo quản nhiệt kế sai cách như đặt ở nơi ẩm ướt, gần tủ lạnh, các thiết bị điện tử như tivi, máy tính,... khiến nhiệt kế bị nhiễm từ. Cần vệ sinh, lau khô nhiệt kế và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát (khuyến khích bảo quản trong tủ thuốc hoặc hộp sơ cứu y tế).
-
- Sử dụng nhiệt kế không phù hợp với độ tuổi của con, cho ra kết quả không chính xác. Khi đó, cần tham khảo để lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp nhất và thuận tiện sử dụng với từng giai đoạn phát triển của con trẻ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt
Sau khi đã nắm rõ cách đo nhiệt kế điện tử cho con một cách chính xác nhất, các bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, cụ thể:
-
- Khi đo nhiệt ở miệng, chú ý không để trẻ cắn đầu đo nhiệt kế, làm vỡ nhiệt kế gây thương tích hay nguy hiểm cho con.
-
- Không tự ý tháo gỡ hay sửa chữa nhiệt kế.
-
- Để các bộ phận như pin, vỏ bọc đầu đo xa tầm tay trẻ em để tránh nuốt phải.
-
- Kiểm tra tình trạng các viên pin, tránh tình trạng chảy chì trong nhiệt kế.
-
- Không sử dụng nhiệt kế ở những khu vực tĩnh điện, sẽ cho ra kết quả không chính xác hoặc có thể làm hỏng nhiệt kế.
-
- Vệ sinh nhiệt kế bằng xà phòng và nước ấm, sau đó xả lại nước lạnh. Không ngâm nhiệt kế trong cồn hoặc nước nóng.
-
- Cần đậy kín đầu đo nhiệt kế bằng vỏ bọc đầu đo để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
-
- Tháo pin nhiệt kế điện tử nếu không sử dụng thiết bị trong khoảng 3 tháng trở đi.
Kết
Thông qua bài viết này, Hoa Đà Medical hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các loại nhiệt kế và các vị trí đo thân nhiệt cho bé hiệu quả. Đồng thời các bố mẹ cũng hãy xem kỹ cách đo nhiệt kế điện tử cho con ở từng vị trí trên cơ thể để có được kết quả đo chuẩn nhất, chính xác nhất và theo dõi kịp thời tình trạng sức khỏe của con.