Công ty TNHH TTBYT Hoa Đà

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và đang mang lại cho con người những tiện ích vô cùng lớn lao và kỳ diệu.Trong số đó y tế và sức khỏe con người là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu.Với mục tiêu Vì sức khỏe cộng đồng, Công ty TNHH TTBYT Hoa Đà được thành lập với mong muốn là chiếc cầu nối giữa Công nghệ hiện đại kết tinh trong những sản phẩm y tế chất lượng cao  với nhiều đối tác dưới mọi hình thức.
Với uy tín nhiều năm, Công ty Hoa Đà là nhà cung cấp thiết bị y tế có giá cả hợp lý, chất lượng tốt và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất.
Với phương châm " Lợi ích của khách hàng là lợi ích của chúng tôi ", vì thế Công ty Hoa Đà luôn đặt niềm tin, uy tín và chất lượng lên hàng đầu. Mong rằng Quý khách hàng cũng dành chút niềm tin cho sự nhiệt tình của chúng tôi.
Song song với việc cung cấp những sản phẩm y tế của nhiều tập đoàn sản xuất TTBYT hàng đầu trên thế giới, Hoa Đàcòn có chi nhánh chuyên thiết kế, tạo mẫu, quảng cáo, in ấn. Với mong muốn truyền đi những thông tin chính xác, kịp thời; khắc họa rõ nét những hình ảnh nhằm hoàn tất một quy trình nghiên cứu, khám bệnh, điều trị, tư vấn, giáo dục sức khỏe và tôn vinh vẻ đẹp ngành y. 

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và đang mang lại cho con người những tiện ích vô cùng lớn lao và kỳ diệu.Trong số đó y tế và sức khỏe con người là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu.Với mục tiêu Vì sức khỏe cộng đồng, Công ty TNHH TTBYT Hoa Đà được thành lập với mong muốn là chiếc cầu nối giữa Công nghệ hiện đại kết tinh trong những sản phẩm y tế chất lượng cao  với nhiều đối tác dưới mọi hình thức.
Với uy tín nhiều năm, Công ty Hoa Đà là nhà cung cấp thiết bị y tế có giá cả hợp lý, chất lượng tốt và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất.
Với phương châm " Lợi ích của khách hàng là lợi ích của chúng tôi ", vì thế Công ty Hoa Đà luôn đặt niềm tin, uy tín và chất lượng lên hàng đầu. Mong rằng Quý khách hàng cũng dành chút niềm tin cho sự nhiệt tình của chúng tôi.
Song song với việc cung cấp những sản phẩm y tế của nhiều tập đoàn sản xuất TTBYT hàng đầu trên thế giới, Hoa Đàcòn có chi nhánh chuyên thiết kế, tạo mẫu, quảng cáo, in ấn. Với mong muốn truyền đi những thông tin chính xác, kịp thời; khắc họa rõ nét những hình ảnh nhằm hoàn tất một quy trình nghiên cứu, khám bệnh, điều trị, tư vấn, giáo dục sức khỏe và tôn vinh vẻ đẹp ngành y - See more at: //hoadamedical.com/abouts/detail/cong-ty-tnhh-ttbyt-hoa-da-188/#sthash.5TozuFlR.dpuf
Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và đang mang lại cho con người những tiện ích vô cùng lớn lao và kỳ diệu.Trong số đó y tế và sức khỏe con người là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu.Với mục tiêu Vì sức khỏe cộng đồng, Công ty TNHH TTBYT Hoa Đà được thành lập với mong muốn là chiếc cầu nối giữa Công nghệ hiện đại kết tinh trong những sản phẩm y tế chất lượng cao  với nhiều đối tác dưới mọi hình thức.
Với uy tín nhiều năm, Công ty Hoa Đà là nhà cung cấp thiết bị y tế có giá cả hợp lý, chất lượng tốt và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất.
Với phương châm " Lợi ích của khách hàng là lợi ích của chúng tôi ", vì thế Công ty Hoa Đà luôn đặt niềm tin, uy tín và chất lượng lên hàng đầu. Mong rằng Quý khách hàng cũng dành chút niềm tin cho sự nhiệt tình của chúng tôi.
Song song với việc cung cấp những sản phẩm y tế của nhiều tập đoàn sản xuất TTBYT hàng đầu trên thế giới, Hoa Đàcòn có chi nhánh chuyên thiết kế, tạo mẫu, quảng cáo, in ấn. Với mong muốn truyền đi những thông tin chính xác, kịp thời; khắc họa rõ nét những hình ảnh nhằm hoàn tất một quy trình nghiên cứu, khám bệnh, điều trị, tư vấn, giáo dục sức khỏe và tôn vinh vẻ đẹp ngành y - See more at: //hoadamedical.com/abouts/detail/cong-ty-tnhh-ttbyt-hoa-da-188/#sthash.5TozuFlR.dpuf
 
 
Xem thêm

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline 1 -
0902 333 345
Hotline 2 -
0988 777 337

Chi tiết bài viết

Cảnh báo về vùng đường huyết cao nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) còn gọi là bệnh tiểu đường gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh khi đường huyết (ĐH) luôn nằm trong vùng nguy hiểm. Những tổn thương do bệnh ĐTĐ vẫn tiếp diễn ở cơ thể bệnh nhân cho dù người bệnh cảm thấy khỏe, đến khi có triệu chứng rõ ràng thì điều trị thường là muộn.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu Insulin (tụy tạng không tiết Insulin hay Insulin hoạt động không hiệu quả). Insulin là một chất do tụy tạng tiết ra có tác dụng làm cho đường trong máu luôn ở mức ổn định. Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị ĐTĐ khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L). Có 2 dạng ĐTĐ chính:

- ĐTĐ típ 1 (người bệnh không có Insulin)

- ĐTĐ típ 2 (người bệnh có Insulin, nhưng Insulin hoạt động không hiệu quả)

2. Bệnh đái tháo đường gây ra những biến chứng nào cho người bệnh?

Bệnh ĐTĐ có thể gây những biến chứng sau:

• Biến chứng cấp khi đường huyết tăng quá cao:

- Hôn mê do nhiễm ceton acid

- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

• Biến chứng mạn do ĐTĐ gồm:

- Biến chứng mạch máu nhỏ: ở  mắt, thận, thần kinh (ở mắt gây viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, mù đột ngột; ở thận gây viêm thận, suy thận; ở thần kinh gây teo cơ, mất hoặc tăng cảm giác đau, có cảm giác như điện giật, tê tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não gây sụp mi, lé mắt, méo miệng hoặc gây bất lực ở nam giới…)

- Biến chứng mạch máu lớn: ở tim, mạch máu ngoại biên, não (gây xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ…)

- Biến chứng khác: da, xương khớp, nhiễm trùng...

- Biến chứng loét, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân của người đái tháo đường

Mọi người bệnh ĐTĐ đều có thể bị các biến chứng mạn. Tỷ lệ biến chứng mạn gia tăng tùy thuộc vào tình trạng mất cân bằng đường huyết và thâm niên của bệnh.

3. Ai có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường? Làm sao phát hiện bệnh?

Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm đường huyết định kỳ:

a. Xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuổi từ 45 trở đi. Nếu kết quả bình thường, tốt nhất thử lại mỗi năm.

b. Xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuổi trẻ hơn và thường xuyên hơn khi có 1 trong các yếu tố sau:

    - Cha mẹ hay anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ

    - Không vận động thể lực

    - Dư cân hay béo phì

    - Cao huyết áp

    - Rối loạn mỡ máu

    - Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói

    - Sinh con to trên 4kg hay đã được chẩn đoán ĐTĐ trong thai kỳ

    - Có bệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não

Ngoài ra cần đến khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm đường huyết khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường như: mờ mắt, sụt cân, vết thương lâu lành, đau nhức, ngứa, tiểu nhiều, khát nước, bất lực ở nam giới…

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh?

Đường huyết của người bệnh dao động trong ngày, có nhiều yếu tố làm cho đường huyết tăng lên hoặc giảm xuống. Đường huyết bị ảnh hưởng bởi:

- Thức ăn, kích xúc tâm lý (stress), bệnh phối hợp: làm đường huyết tăng lên

- Insulin, thuốc uống, luyện tập thể lực: giúp giảm đường huyết

Lưu ý là mỗi người bệnh ĐTĐ sẽ đáp ứng khác nhau với các yếu tố nêu trên.

5. Vùng đường huyết nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là gì?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bệnh ĐTĐ có những vùng đường huyết nguy hiểm, đó là khi đường huyết quá thấp hay quá cao.

Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dL dễ đưa người bệnh đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, còn khi đường huyết thường xuyên tăng cao trên 180mg/dL thì dễ gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não... Chính vì vậy người bệnh phải được điều trị sao cho đạt được đường huyết nằm trong vùng an toàn.

Như vậy:

- Đường huyết ổn định, nằm ngoài vùng nguy hiểm, gần mức bình thường sẽ giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng

- Đường huyết hạ quá mức đưa người bệnh đến hôn mê do hạ đường huyết

- Đường huyết cao đưa người bệnh đến các biến chứng mạn như mù, đột quỵ, bệnh tim mạch, đoạn chi…

- Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu...

- Đường huyết dao động nhiều - lúc quá cao, lúc quá thấp-cũng đưa đến các biến chứng, chất lượng sống kém.

6. Vì sao người bệnh không quan tâm đến vùng đường huyết nguy hiểm?

Vùng đường huyết nguy hiểm là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc, nhưng đối với bệnh nhân ĐTĐ thì còn rất nhiều người chưa biết, hoặc chưa hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của khái niệm này. Nguyên do là người bệnh quá chủ quan và thiếu hiểu biết về bệnh ĐTĐ. Đây chính là trở ngại lớn nhất của người thầy thuốc trong việc điều trị ổn định bệnh ĐTĐ cho người bệnh.

Một số điều chưa đúng thường gặp ở người bệnh là:

- Cho rằng bệnh mình nhẹ vì vẫn thấy khỏe, bình thường

- Không quan tâm đến đường huyết và rất ít khi làm xét nghiệm, có khi 2-3 tháng hoặc thậm chí cả năm mới thử đường huyết 1 lần.

- Không tái khám, sử dụng thuốc không đúng, hoặc sử dụng 1 toa thuốc từ năm này qua năm khác.

Nhiều người bệnh cho rằng đường huyết của mình không cao do vẫn cảm thấy khỏe hoặc thử nước tiểu không thấy có đường. Trong thực tế, chỉ khi đường huyết tăng hơn 170mg/dL thì mới xuất hiện đường trong nước tiểu và khi đường huyết tăng rất cao (thường trên 300mg/dL) thì mới có các triệu chứng như mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nước, khô miệng... Còn khi đường huyết đã tăng cao nhưng thấp hơn con số trên (tức là từ 126mg/dL đến dưới 300mg/dL), thì vẫn chưa biểu hiện triệu chứng do vậy người bệnh thường không cảm nhận được mặc dầu bệnh đã gây biến chứng lên các cơ quan khác trong cơ thể. Hậu quả là:

- Khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 lúc mới phát hiện đã có ít nhất 1 biến chứng

- Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 sống hàng tháng, hàng năm với mức đường huyết tăng cao mà không hề biết rằng nhiều bộ phận trong cơ thể họ đang bị tổn thương dần dần cho đến khi triệu chứng xuất hiện

- Bệnh được phát hiện muộn, điều trị rất tốn kém, hiệu quả thấp. Điều trị dù tích cực cũng không thể hồi phục, khó ngăn được biến chứng tiếp diễn và để lại tàn phế.

Đó chính là lý do tại sao ĐTĐ diễn tiến âm thầm và gây ra nhiều tổn thương ở các cơ quan trọng yếu của cơ thể và cũng vì vậy bệnh ĐTĐ được gọi là “sát thủ thầm lặng”

7. Người bệnh làm gì để không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm?

Người bệnh cần phải tự theo dõi đường huyết và biết mức đường huyết cần đạt (vùng an toàn) cũng như biết xử trí khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.

8. Tự theo dõi đường huyết là gì?

Tự theo dõi đường huyết là biện pháp đo đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà, ghi lại và đánh gíá các trị số đường huyết đo được. Biết được mức đường huyết của mình sẽ giúp người bệnh đạt được mục tiêu điều trị và không bị rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm.

Số lần cần thử đường huyết trong ngày còn tùy thuộc vào mục tiêu đường huyết cần đạt, cách thức điều trị và tình trạng bệnh nhân

Đối với ĐTĐ típ 1: nếu đường huyết dao động nhiều và đang điều chỉnh liều Insulin, nên thử 3-4 lần mỗi ngày

Đối với ĐTĐ típ 2:

- Đường huyết ổn định không cần thử thường xuyên

- Đường huyết chưa ổn định nên thử ít nhất 2 lần mỗi ngày

Giảm số lần thử lại khi đường huyết ổn định trở lại

Tăng số lần thử đường huyết trong các trường hợp:

- Trong giai đoạn căng thẳng/stress, đang có thêm bệnh khác

- Nghi ngờ hạ đường huyết

- Hoạt động thể lực nhiều

- Đường huyết đang ở giai đoạn quá cao hay quá thấp

- Thay đổi điều trị, chế độ ăn, cách thức vận động

9. Người bệnh cần làm gì khi có đường huyết bất thường?

Mức đường huyết được xem là bất thường khi:

- Lúc đói, đường huyết dưới 70 mg/dL (3,9mmol/L)

- Sau ăn 2 giờ, đường huyết trên 200mg/dL (11,1mmol/L)

Khi có mức đường huyết bất thường:

- Trường hợp đường huyết thấp: người bệnh nên ăn thêm bánh, kẹo, nước đường, sữa.

- Trường hợp đường huyết tăng: người bệnh nên xem lại chế độ ăn, loại thức ăn, có quên uống thuốc không…

Sau đó nên đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn và điều chỉnh thuốc.

10. Vùng đường huyết an toàn là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường của Mỹ, mức đường huyết an toàn đối với đa số người bệnh ĐTĐ là:

- Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL (5,0mmol/L-7,2mmol/L)

- Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dL (10mmol/L)

- Đường huyết trước khi đi ngủ: 110mg/dL-150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L)

Lưu ý là mức đường huyết an toàn, thích hợp còn tùy thuộc vào tuổi tác, mức độ các biến chứng và các bệnh lý kèm theo. Vì vậy, Bác sĩ sẽ quyết định mức đường huyết người bệnh cần đạt là bao nhiêu.

11. Một số lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh ĐTĐ

Ngay từ lúc được chẩn đoán bệnh ĐTĐ, người bệnh cần phải biết tự chăm sóc và theo dõi bệnh hằng ngày bằng những cách sau:

- Tuân thủ chế độ ăn hợp lý

- Luyện tập thể dục hằng ngày, chọn loại hình an toàn và hiệu quả nhất. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày có vẻ phù hợp với đa số bệnh nhân ĐTĐ

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Dùng thuốc điều trị ĐTĐ (uống, tiêm) đúng cách, đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc

- Tự theo dõi đường huyết, huyết áp

- Kiểm tra, chăm sóc bàn chân hàng ngày

- Chải răng và nướu (lợi) hằng ngày

- Ngưng hút thuốc lá

- Khám mắt và xét nghiệm định kỳ…

 Khi thực hiện những biện pháp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt được đường huyết của mình và phát hiện sớm các biến chứng, giúp kéo dài và gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

12. Kết luận:

Bệnh Đái tháo đường ngày càng gia tăng và có nhiều biến chứng gây tàn phế cho người bệnh, điều trị lại tốn kém nhất là khi đã có biến chứng. Do vậy, việc phòng ngừa biến chứng là rất quan trọng vì cơ thể người bệnh không thể trở về tình trạng bình thường như trước kia khi đã xuất hiện biến chứng. Người bệnh hãy cùng với thầy thuốc và gia đình cố gắng giải quyết thách thức hiện nay của bệnh ĐTĐ: đó là làm thế nào để giữ đường huyết của mình ở mức gần bình thường vì việc kiểm soát tốt đường huyết, đưa đường huyết ra ngoài vùng nguy hiểm sẽ giúp người bệnh sống khoẻ mạnh và giảm biến chứng của bệnh ĐTĐ.

Các bạn có thể tự kiểm tra đường huyết của mình và người thân tại nhà bằng chiếc máy đo đường huyết tại thiết bị y tế Hoa Đà.

 

Copyright © 2013 . All rights reserved. Design web by NiNa Co., Ltd